Sau bài viết Học thư pháp đơn giản- cơ bản nên chuẩn bị những gì, có khá nhiều inbox cho mình để hỏi về chủ đề hiếm hoi được thảo luận trên các diễn đàn. Vậy nên trong chuyên mục Q&A hôm nay, mình sẽ viết thêm về Thư pháp như một góc nho nhỏ cho những ai đồng sở thích nhé!
Đợt dịch lần này kéo dài lâu hơn mình nghĩ. Nó khiến cho những kế hoạch như lên Thư viện trường mượn sách ôn thi, hay mua lại cốc nước đào mà đã mấy tháng rồi vẫn chưa được uống, hay sẽ quyết định làm thẻ sử dụng hồ bơi một lần cho biết... những kế hoạch đó đã bị hoãn ít nhất đến tháng Tám. Và thay vì chọn cách... bye bye 2020 planner, mình quyết định sẽ đặt ra nhiều kế hoạch hơn cho việc ở nhà hơn. Chẳng hạn như mình sẽ tập Thể dục đều đặn hơn, mình sẽ tiếp tục có nhiều thời gian luyện đàn Kalimba và cũng bắt đầu xắn tay áo lên luyện Thư pháp.
1. "Bút lông phải mua thật đắt tiền?"
Bút lông có rất nhiều loại, nhưng loại quá rẻ thật sự không dùng được lâu. Mình đã từng đề cập rằng bút lông chính là "linh hồn", là "sinh mệnh" của Thư pháp. Trong khoảng 800yen~1500yen là cái giá rất phù hợp cho những ai mới bắt đầu. Không quá đắt, không quá bèo nhèo, một cái giá đủ đảm bảo rằng cây bút bạn cầm trên tay là ổn nhất, phù hợp nhất cho một người mới bắt đầu.
2. "Có thể dùng giấy A4, A3 bình thường để luyện Thư pháp hay không?"
Giấy luyện viết thật sự đắt tiền T_T, trung bình mỗi tháng phải mua 1-2 xấp là bình thường. Việc dùng chính xác giấy để luyện sẽ giúp chúng ta quen với nét bút hơn. Bởi giấy chuyên dụng viết thư pháp thường mỏng, nhẹ, nhưng lại cực nhanh khô so với giấy viết thông thường của chúng ta. Nên mình vẫn khuyến khích mọi người "chịu chi" một tí cho vụ giấy viết này.
3. "Luyện Thư pháp theo mẫu nào là ổn nhất?"
Thư pháp vốn xuất phát từ Trung Quốc, nên mình vẫn nghĩ học theo Trung Quốc là ổn nhất. Ổn hơn so với thư pháp kiểu Nhật (cái này tùy người, nhưng với mình là vậy.) Mình đang học theo mẫu tự của Nhan Chân Khanh ( 颜真卿 ?) Ông là một vị quan thanh liêm, cương trực nổi tiếng vào đời Đường, cũng là một nhà Thư pháp nổi tiếng nữa.
Tặng cho các bạn link chữ mà mình đang luyện theo: THƯ PHÁP NHAN CHÂN KHANH
4. "Luyện bao lâu mới thành công?"
Thật sự rất khó có câu trả lời cho câu hỏi này. Bởi nếu có thiên phú thì một vài năm, kém kém thì vài chục năm. Nhưng với mình, chỉ là một người học cho biết cảm giác, cho hiểu thì không cần quá chuyên sâu. Chỉ cần đảm bảo đúng đường nét, trình tự, nắm bắt được cảm giác của Hán tự là quá đủ. Chỉ cần vỏn vẹn nửa năm đến một năm thôi mọi người à~
5. "Luyện Thư pháp có lợi gì cho việc học tiếng Nhật không?"
Theo mình là có. Cái lợi đầu tiên là bạn sẽ viết đúng nét Kanji hơn. Nhiều người Việt (có cả mình) toàn viết Kanji theo kiểu thích sao viết vậy. Nhưng nếu bạn viết đúng nét bạn sẽ nhớ nhanh, viết đẹp hơn. Đó là sự kì diệu của Hán tự.
Cái lợi thứ hai là luyện sự tập trung, nhẫn nại. Bạn càng nôn nóng, càng phân tâm, nét chữ sẽ thể hiện rõ sự ẩu tả đó của bạn. Và một khi nét mực đã chấm lên giấy, bạn sẽ không cách nào sửa được. Vậy nên mỗi cái nhấc bút đặt bút phải thật kỹ lưỡng, suy tính từng nét trong đầu.
Cái lợi thứ ba là sự bình yên và tĩnh lặng. Bạn sẽ có ít nhất 1, 2 giờ sống trong không gian của chính mình, lắng nghe tâm tư mình bình yên, tự do tung hoành trên mặt giấy trắng tinh tươm, thơm mùi của mực nước, của trúc, nó khiến lòng mình dễ chịu đi rất nhiều.
6. "Một tuần mình luyện bao nhiêu lần?"
Một tuần mình luyện khoảng 5 lần. Có thể nhiều hơn tùy thích. Dù sao bây giờ mình cũng chỉ có đi làm thêm thôi. Ngoài ra không có làm gì nhiều nên mỗi ngày dành khoảng 1, 2 tiếng để luyện cũng hoàn toàn không vấn đề gì.
Vậy là kết thúc chuyên mục Q&A của tuần này nhé! Mình sẽ sớm tổng hợp Q&A của một chuyên mục khác và nhanh chóng ra mắt cho mọi người~
CODE NỘI DUNG BÀI VIẾT
Đợt dịch lần này kéo dài lâu hơn mình nghĩ. Nó khiến cho những kế hoạch như lên Thư viện trường mượn sách ôn thi, hay mua lại cốc nước đào mà đã mấy tháng rồi vẫn chưa được uống, hay sẽ quyết định làm thẻ sử dụng hồ bơi một lần cho biết... những kế hoạch đó đã bị hoãn ít nhất đến tháng Tám. Và thay vì chọn cách... bye bye 2020 planner, mình quyết định sẽ đặt ra nhiều kế hoạch hơn cho việc ở nhà hơn. Chẳng hạn như mình sẽ tập Thể dục đều đặn hơn, mình sẽ tiếp tục có nhiều thời gian luyện đàn Kalimba và cũng bắt đầu xắn tay áo lên luyện Thư pháp.
1. "Bút lông phải mua thật đắt tiền?"
Bút lông có rất nhiều loại, nhưng loại quá rẻ thật sự không dùng được lâu. Mình đã từng đề cập rằng bút lông chính là "linh hồn", là "sinh mệnh" của Thư pháp. Trong khoảng 800yen~1500yen là cái giá rất phù hợp cho những ai mới bắt đầu. Không quá đắt, không quá bèo nhèo, một cái giá đủ đảm bảo rằng cây bút bạn cầm trên tay là ổn nhất, phù hợp nhất cho một người mới bắt đầu.
2. "Có thể dùng giấy A4, A3 bình thường để luyện Thư pháp hay không?"
Giấy luyện viết thật sự đắt tiền T_T, trung bình mỗi tháng phải mua 1-2 xấp là bình thường. Việc dùng chính xác giấy để luyện sẽ giúp chúng ta quen với nét bút hơn. Bởi giấy chuyên dụng viết thư pháp thường mỏng, nhẹ, nhưng lại cực nhanh khô so với giấy viết thông thường của chúng ta. Nên mình vẫn khuyến khích mọi người "chịu chi" một tí cho vụ giấy viết này.
3. "Luyện Thư pháp theo mẫu nào là ổn nhất?"
Thư pháp vốn xuất phát từ Trung Quốc, nên mình vẫn nghĩ học theo Trung Quốc là ổn nhất. Ổn hơn so với thư pháp kiểu Nhật (cái này tùy người, nhưng với mình là vậy.) Mình đang học theo mẫu tự của Nhan Chân Khanh ( 颜真卿 ?) Ông là một vị quan thanh liêm, cương trực nổi tiếng vào đời Đường, cũng là một nhà Thư pháp nổi tiếng nữa.
Tặng cho các bạn link chữ mà mình đang luyện theo: THƯ PHÁP NHAN CHÂN KHANH
4. "Luyện bao lâu mới thành công?"
Thật sự rất khó có câu trả lời cho câu hỏi này. Bởi nếu có thiên phú thì một vài năm, kém kém thì vài chục năm. Nhưng với mình, chỉ là một người học cho biết cảm giác, cho hiểu thì không cần quá chuyên sâu. Chỉ cần đảm bảo đúng đường nét, trình tự, nắm bắt được cảm giác của Hán tự là quá đủ. Chỉ cần vỏn vẹn nửa năm đến một năm thôi mọi người à~
5. "Luyện Thư pháp có lợi gì cho việc học tiếng Nhật không?"
Theo mình là có. Cái lợi đầu tiên là bạn sẽ viết đúng nét Kanji hơn. Nhiều người Việt (có cả mình) toàn viết Kanji theo kiểu thích sao viết vậy. Nhưng nếu bạn viết đúng nét bạn sẽ nhớ nhanh, viết đẹp hơn. Đó là sự kì diệu của Hán tự.
Cái lợi thứ hai là luyện sự tập trung, nhẫn nại. Bạn càng nôn nóng, càng phân tâm, nét chữ sẽ thể hiện rõ sự ẩu tả đó của bạn. Và một khi nét mực đã chấm lên giấy, bạn sẽ không cách nào sửa được. Vậy nên mỗi cái nhấc bút đặt bút phải thật kỹ lưỡng, suy tính từng nét trong đầu.
Cái lợi thứ ba là sự bình yên và tĩnh lặng. Bạn sẽ có ít nhất 1, 2 giờ sống trong không gian của chính mình, lắng nghe tâm tư mình bình yên, tự do tung hoành trên mặt giấy trắng tinh tươm, thơm mùi của mực nước, của trúc, nó khiến lòng mình dễ chịu đi rất nhiều.
6. "Một tuần mình luyện bao nhiêu lần?"
Một tuần mình luyện khoảng 5 lần. Có thể nhiều hơn tùy thích. Dù sao bây giờ mình cũng chỉ có đi làm thêm thôi. Ngoài ra không có làm gì nhiều nên mỗi ngày dành khoảng 1, 2 tiếng để luyện cũng hoàn toàn không vấn đề gì.
Vậy là kết thúc chuyên mục Q&A của tuần này nhé! Mình sẽ sớm tổng hợp Q&A của một chuyên mục khác và nhanh chóng ra mắt cho mọi người~
CODE NỘI DUNG BÀI VIẾT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét