Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao nhắc đến Nhật Bản, người ta luôn nghĩ đến tác phong làm việc rất đỗi chuyên nghiệp? Họ làm việc hoàn mỹ đến mức kinh ngạc. Từ những lỗi nhỏ nhất cũng khó có thể tìm ra trong công việc của người Nhật. Đó là điều chúng ta cần học tập.
1. Giờ giấc.
Tốt nghiệp xong Trung học, Niji lên đường sang Nhật. Vì cũng chẳng bao giờ trải nghiệm với công việc nào ngoài xã hội nên khi sang mình thật sự bỡ ngỡ. Ở Việt Nam, 8 giờ vào làm, bạn có thể 8 giờ đến nơi, sau đó thong thả ăn uống, nghỉ ngơi v.v... rồi tầm hơn nửa tiếng bắt tay vào làm việc cũng không sao. Thế còn giờ tan làm? Nếu tan làm lúc 17 giờ, bạn có thể khoan thai chuẩn bị đồ đạc, lượn vòng vòng trước đó tầm nửa tiếng - 20 phút, sau đó đúng giờ thì xách đồ về. Một ngày làm việc mệt mỏi cuối cùng kết lại.
2. Lượng công việc.
Thật sự ban đầu mình bị choáng với khối lượng công việc ở Nhật. Chỉ là một công việc nhỏ xíu mà có ti tỉ những thứ việc phải làm. Bạn sẽ luôn có cảm giác tiền lương chi trả không xứng đáng để bạn làm việc. Nếu không phải là giờ nghỉ, bạn sẽ phải tiếp tục miệt mài làm không phút nào ngơi tay. Đấy là mình chỉ đi là thêm thôi. Còn nếu bạn đã trở thành nhân viên, hãy chuẩn bị tinh thần tăng ca sớm tối để giải quyết cho xong núi công việc. Hoặc bạn sẽ phải ngập ngụa trong mớ tài liệu khi mang về nhà làm.
Không ngoa khi nói người Nhật là những zombie làm việc. Họ là việc như thể say sưa, nhiệt huyết với công việc đó. Bạn nghĩ họ yêu thích công việc đó ư? Thật ra chỉ một số rất nhỏ họ tìm thấy công việc mình thật sự yêu thích mà thôi. Phần lớn là họ làm việc vì trách nhiệm. Đối với người Nhật, trách nhiệm trong công việc cũng giống như là sự tự tôn của họ. Làm việc hời hợt, vô trách nhiệm chính là tự tay gạt bỏ tự tôn của chính mình.
3. Tiền lương.
Dĩ nhiên tiền lương ở Nhật sẽ cao hơn ở Việt Nam. Nhưng không có nghĩa bạn sẽ cảm thấy công việc nhẹ nhàng, lương cao đâu nhé :)) Như đã nói ở phía trên, bạn sẽ cảm thấy tiền lương không bao giờ đủ so với lượng công việc đâu. Ở Việt Nam, lỡ có khó khăn bạn có thể xin sếp ứng tạm lương. Nhưng còn ở Nhật thì dường như không thể, đúng ngày giờ mới có lương. Nên dù khó khăn sao đi nữa, cũng cố gắng cầm cự thôi. :((
4. Thái độ đối với khách hàng.
Hoàn toàn không quá đáng khi nói ở Nhật, khách hàng thật sự là Thượng đế! Điều này nghe có vẻ rất tuyệt vời nhưng sẽ không quá sung sướng nếu bạn làm nhân viên. Ở Nhật có kha khá vị khách "khó ở", đa phần là người lớn tuổi. Bạn giải thích, họ sẽ không bao giờ thèm nghe, thứ họ quan tâm chỉ là thứ họ muốn có được, hoặc đôi khi họ bực mình vì việc riêng nào đó, sau đó cố ý tìm đến bạn để...trút giận.
Riêng việc này thì mình thích ở Việt Nam hơn :)) Ít nhất khách hàng cũng không thể lộng hành quá quắt, còn ở Nhật, rõ ràng không sai vẫn phải ấm ức xin lỗi. Dù muốn dù không, bạn vẫn sẽ phải luôn tươi cười, nhã nhặn, hứng lấy "cơn mưa góp ý" của khách.
Trên đây là một số điểm nổi bật trong sự khác biệt giữa Nhật và Việt mà Niji đã tổng hợp lại. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về sự khác biệt này, hãy để tuổi xuân của chúng ta có thể tắm ướt dưới cơn mưa của sự gian khó, đi qua quãng thời gian đó, lúc ngoảnh nhìn lại, bạn sẽ nhận ra mình đã từng mạnh mẽ, từng phấn đấu đến mức nào để có được những điều tốt đẹp trong tay. Hãy luôn tin rằng, sau bao nỗi vất vả, bạn sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét