2021/01/13

Sự thú vị về sắc độ trong tiếng Nhật


Người viết: Niji

 




Màu sắc là quà tặng của tạo hóa dành cho thị giác của nhân loại. Cùng một hệ màu sắc nhưng lại chia thành đậm - nhạt, sáng – tối, và mỗi sắc độ của hệ màu đó sẽ có một từ vựng để diễn tả nó. Chắc hẳn khi ai mới học tiếng Nhật cũng sẽ thắc mắc vì sao màu xanh lục () trong tiếng Nhật đều được gọi thành màu xanh da trời (). Vậy thì trong bài viết lần này mình sẽ hé lộ nguyên nhân thú vị đằng sau cách gọi đó nhé.



Đầu tiên phải nói đến việc cách diễn đạt khái niệm về màu sắc trong tiếng Nhật vẫn đang tiếp tục phát triển. Theo nghiên cứu cho hay rằng thị giác của con người có thể phân biệt được hơn một triệu màu sắc khác nhau nhưng tên màu được sử dụng làm từ ngữ hàng ngày chỉ giới hạn ở một số nhỏ như: Đỏ, xanh lá, xanh lam và vàng, vân vân. Cũng trong cùng nghiên cứu đó, có tất cả 57 người Nhật tham gia nhằm kiểm tra số lượng tên màu thường gọi. Những người tham gia được xem lần lượt 320 mẫu màu sắc và tên màu nhưng không dùng từ bổ nghĩa hoặc từ ghép, chẳng hạn như: Vàng xanh, tím nhạt, vân vân…

 

Đối với cách diễn đạt màu xanh trong tiếng Nhật, một phần là do sự pha trộn của xanh lam và xanh lá cây. Quá trình tách một vật thể vốn dĩ là sự pha trộn của màu hai sắc thái màu xanh như cây cối, lá non hay rau củ v.v… thành từng màu sắc riêng biệt cũng được xem là một thử thách mà các ngôn ngữ trên thế giới phải vượt qua trong quá trình phát triển.

 

Tiếp theo là việc sử dụng màu xanh lam và xanh lục trong thơ ca Nhật Bản trước thời kỳ  Heian. Trong tiếng Nhật cổ vốn dĩ chỉ có bốn màu: Đỏ, đen, trắng và xanh lam. Màu sáng là đỏ, màu tối là đen, màu trong là trắng còn màu đục là xanh lam. Vì thế ban đầu không có khái niệm về màu xanh lá cây mà đó chỉ là một sắc độ của màu xanh lam. Ngược lại, từ (Midori – xanh lá) lại được ám chỉ cho sự sinh sôi, nảy nở và đâm chồi. Liên quan đến sắc độ của màu xanh sẽ đi theo thứ tự từ đậm đến nhạt như sau: 群青色(ぐんじょういろ) xanh nước biển 青磁色 (せいじいろ) xanh ngọc bích 青朽葉(あおくちば) xanh rêu 青竹色 (あおたけいろ) xanh tre 青黛(せいたい) xanh đen

 

Đối với màu đỏ, chúng ta cũng thử chia sắc thái đậm nhạt như sau: 茜色(あかねいろ) Đỏ bầm 紅梅 (こうばい)  Đỏ hồng 真紅 (しんく)  Đỏ sẫm  緋色 (ひいろ)  Đỏ thắm 朱色 (しゅいろ)  Đỏ son.

 

Ngoài ra, người ta cũng mượn sắc thái của màu để tạo ra từ vựng gợi hình. Chẳng hạn như: ピンクサーロン là từ ám chỉ những cửa hàng dịch vụ tình dục, khiêu dâm trên phố. Hoặc, 緑地(りょくち)là từ chỉ những khu đất được bảo vệ về mặt pháp lý để không bị chiếm dụng làm thành các tòa nhà, công ty mà dùng để trồng cây xanh, xây công viên. Hay trong thành ngữ bốn chữ của Nhật cũng có một câu mượn màu đen - trắng để nói lên thời tiết mưa to kèm gió mạnh, giông tố: 黒風白雨 (こくふうはくう)

 

Tại trang web 赤色系統色名 (Color – Sample) bạn có thể tìm hiểu thêm rất nhiều từ vựng về từng màu sắc khác nhau. Nó như một từ điển màu sắc với những sắc độ vô cùng phong phú, bổ sung cho khả năng nhận biết cũng như diễn tả sự vật bằng màu sắc một cách chính xác nhất.

 

Không chỉ đối với tiếng Nhật mà là bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng khó mà diễn tả cụ thể được từng sắc độ của bảng màu được. Và cũng tùy theo văn hóa của từng quốc gia mà đối với họ màu sắc đó mang hàm ý như thế nào. Đó cũng là một phần mà những ai yêu thích ngoại ngữ luôn thử tìm tòi và khám phá để mở thêm những bí mật về lịch sử hình thành ngôn ngữ cũng như cách nói, cách diễn đạt của đất nước đó.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét